Giải pháp cấp nước hiệu quả và tiết kiệm cho các công trình dân dụng và thương mại tại Việt Nam

Theo Hiệp hội Nước quốc tế (IWRA), Việt Nam có tổng lượng nước bình quân đầu người theo năm đạt khoảng 9.560 m3/người, thấp hơn chuẩn 10.000 m3/người/năm của quốc gia có tài nguyên nước ở mức trung bình. Tính theo lượng nước nội sinh thì Việt Nam hiện mới đạt khoảng 4.000 m3/người/năm, và đến năm 2025 có thể bị giảm xuống còn 3.100 m3. Đặc biệt, trong trường hợp các quốc gia thượng nguồn không có sự chia sẻ công bằng và sử dụng hợp lý nguồn nước trên các dòng sông liên quốc gia, thì Việt Nam chắc chắn sẽ phải đối mặt với nguy cơ khan hiếm nước, có khả năng sẽ xảy ra khủng hoảng nước, đe dọa đến sự phát triển ổn định về kinh tế, xã hội và an ninh lương thực.

Song song với vấn đề khan hiếm nguồn nước, tình trạng ô nhiễm môi trường nước ngày càng nghiêm trọng, các dòng sông hay mạch nước ngầm bị nhiễm bẩn do tác động của chất thải, dẫn tới lượng nước sạch đủ điều kiện xử lý sử dụng cho sinh hoạt cũng bị hạn chế. Một trong những bài toán được đặt ra là: “Làm thế nào để chúng ta có thể đưa ra được những giải pháp cấp nước hiệu quả nhằm giảm thiểu thất thoát, rò rỉ, giữ nguồn nước an toàn mà vẫn tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng cho những công trình dân dụng và thương mại tại các khu đô thị lớn?”

Trong một số năm gần đây, các chuyên gia ngành nước tại Việt Nam đã ứng dụng nhiều công nghệ mới, giải pháp mới về vật liệu tiên tiến từ Mỹ, châu Âu hay những quốc gia phát triển ở châu Á nhằm nâng cao chất lượng nguồn nước sạch cũng như giảm thiểu chi phí xây dựng và vận hành. Điển hình, về hệ thống bể nước mái, một loạt các vật liệu thay thế dùng để lắp ghép tại chỗ đã được áp dụng như bể Inox, bể GRP (FRP) với các tấm panel sẵn, ghép nối bằng ốc vít vào hệ khung sườn kim loại chế tạo sẵn, vừa đảm bảo lưu chứa nước hiệu quả, tải trọng nhẹ, vừa thi công nhanh và chống thấm dột tốt. Hay về công nghệ tăng áp, giảm áp cho các tòa nhà cao tầng, công nghệ điều khiển với nhiều sáng tạo nhằm tiết kiệm chi phí vận hành, điều chỉnh áp lực tại các vị trí dùng nước trên cùng 1 tòa nhà là tương đương về lưu lượng và áp lực (công nghệ biến tần, van giảm áp, van cân bằng lưu lượng, áp lực). Các thiết bị dùng nước như thiết bị vệ sinh cũng được thay đổi hàng loạt những công năng như vòi xả tiết kiệm nước, xí, tiểu xả nước tự động…

Đặc biệt, đối với hệ thống đường ống cấp thoát nước, các vật liệu truyền thống như: ống gang, ống đồng, ống thép tráng kẽm, ống thép không rỉ đã dần cho thấy sự không phù hợp trong xây dựng hiện đại vì giá thành vật liệu cao, tải trọng nặng, lắp đặt phức tạp và dễ thất thoát nhiệt nếu sử dụng nước nóng. Bên cạnh đó, chất lượng nước sau một khoảng thời gian sử dụng cũng bị ảnh hưởng do ống nước bị ôxy hóa, hoen gỉ. Những bất cập của các hệ thống cấp nước kim loại trên đã thúc đẩy sự ra đời của một thế hệ chất liệu mới, đó là các hệ thống ống nước làm từ nguyên liệu nhựa tổng hợp PVC (Polyvinyl Chloride), PE (Polyethylene), và gần đây nhất là PP-R (polypropylene). Cho đến nay, ống PP-R được đánh giá cao và sử dụng rộng rãi bởi ưu thế vượt trội so với các giải pháp truyền thống trước kia như: tăng tốc độ dòng chảy, ít đóng cặn, không gây trích xuất kim loại, không ảnh hưởng tới chất lượng nước, giá thành rẻ, dễ dàng lắp đặt bằng hàn nhiệt, trọng tải hệ thống nhẹ, quy trình sản xuất thân thiện với môi trường…

Tại Việt Nam, những mét ống PP-R nhãn hiệu KELEN đầu tiên được nhập khẩu từ Châu Âu vào Việt Nam vào những năm 1990 đã mang đến một cuộc cách mạng về giải pháp cấp nước tại thời điểm đó. Sự xuất hiện này đã tạo nên một hướng đi mới, một tư duy mới trong việc thiết kế, thi công hệ thống cấp nước công trình, đồng thời mở đường cho việc đưa nước sinh hoạt tới từng gia đình với chi phí rẻ hơn, giải pháp thi công đơn giản hơn, không cần bảo trì, thay thế thường xuyên, tuổi thọ hệ thống cũng bền hơn nên có thể an tâm sử dụng lâu dài. Cho đến nay, ống nước PP-R nhãn hiệu KELEN của Nhà sản xuất Ke Kelit Kunststoffwerk GmbH (Cộng hòa Áo) đã được các Kiến trúc sư lựa chọn sử dụng tại nhiều công trình cao cấp trên toàn quốc như: J.W. Mariot Hotel Hanoi, InterContinental Hotel Hanoi, Ciputra Hanoi, Keangnam Lanmark Hanoi, Indochina Plaza Hanoi, Chamvit Hanoi, Tòa nhà Quốc hội Việt Nam, Sheraton Hotel HCMC, New World Hotel HCMC, The Feliz residence HCMC, The D’ege residence HCMC…

Là một tập đoàn hàng đầu Châu âu trong lĩnh vực phát triển và sản xuất vật liệu ngành nước, Ke Kelit Kunststoffwerk GmbH luôn không ngừng nghiên cứu và sáng tạo nhằm phát kiến thêm những giải pháp mới, góp phần làm nên một môi trường sống tốt đẹp hơn, nâng tầm chất lượng sống của con người tại hơn 30 quốc gia mà thương hiệu Ke Kelit đã hiện diện trong hơn nửa thập kỷ qua.

(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 08-2020)