Thời gian gần đây, trào lưu xây dựng Công trình Xanh đang khá rầm rộ trên thị trường. Từ dự án bình dân đến dự án cao cấp, từ biệt thự, đất nền đến căn hộ chung cư, cứ dự án nào gắn với mác “Xanh” sẽ nhận được sự quan tâm rất lớn của khách hàng. Tuy nhiên, thế nào là Công trình Xanh thì không phải ai cũng hiểu.
Nguồn: congtrinhxanhvietnam.vn
Khái niệm Công trình Xanh do Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ (United States Green Building Council- viết tắt là USGBC) đưa ra, nhằm nói đến những công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường; đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên.
Hội đồng Công trình xanh thế giới (WGBC) định nghĩa: Công trình Xanh là công trình trong thiết kế, xây dựng hoặc vận hành giảm thiểu các tác động xấu và có thể tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu và môi trường của chúng ta. Công trình Xanh bảo tồn tài nguyên thiên nhiên quý giá và nâng cao chất lượng cuộc sống. Trên cở sở đó WGBC đã đưa ra một loạt tiêu chí tạo nên ngôi nhà “xanh”.
Cùng với các bằng chứng về sự biến đổi khí hậu và nóng lên của trái đất, các tiêu chuẩn về công trình xanh đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều trên thế giới, dưới đây là sơ lược các tiêu chuẩn công trình xanh phổ biến hiện nay:
- Sử dụng hiệu quả năng lượng, nước và các tài nguyên khác
- Sử dụng năng lượng thay thế (VD: năng lượng mặt trời)
- Có giải pháp hạn chế ô nhiễm, phế thải và tái chế, tái sử dụng
- Đảm bảo chất lượng không khí của môi trường bên trong công trình
- Sử dụng vật liệu không độc hại, có trách nhiệm và bền vững
- Tính đến yếu tố môi trường trong thiết kế, thi công và vận hành
- Tính đến chất lượng cuộc sống trong thiết kế, thi công và vận hành
- Thiết kế đảm bảo phù hợp với biến đổi của môi trường
- Sử dụng năng lượng, nước và các nguồn tài nguyên khác một cách hiệu quả;
- Bảo vệ sức khỏe người sử dụng và nâng cao năng suất lao động;
- Giảm thiểu chất thải, ô nhiễm và hủy hoại môi trường
1. LEED – Leadership in Energy & Environmental Design
Đây là bộ chuẩn công trình xanh của Mỹ, được ban hành bởi USGBC – US Green Building Council. Đây có thể coi là bộ chuẩn phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Tuy ra không phải là tiêu chuẩn xuất hiện đầu tiên, nhưng với việc thương mại hoá và cho phép đánh giá và chứng nhận các toà nhà bên ngoài nước Mỹ, nó đã nhanh chóng được chấp nhận và sử dụng rộng rãi.2. BREEAM – BRE Environmental Assessment Method
Đây là bộ tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh xuất hiện đầu tiên trên thế giới, được ban hành bởi BRE (Building Research Establishment) của Anh. Đây là bộ tiêu chuẩn khá uyển chuyển và nếu được chỉnh sửa sẽ phù hợp cho nhiều vùng khí hậu khác nhau. Tuy xuất hiện đầu tiên nhưng do chỉ áp dụng cho các công trình trong phạm vi Vương Quốc Anh nên không được phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Hiện BRE đang cố gắng khắc phục điểm yếu này để BREEAM được biết đến nhiều hơn. Đây là chuẩn đánh giá công trình xanh tại Úc, được ban hành bởi GBCA – Green Building Council of Australia. Cũng như BREEAM, Green Star chỉ chứng nhận cho các công trình được xây dựng trong phạm vi nước Úc, vì vậy không phổ biến ở các nước khác trên thế giới. Đây có thể xem là phiên bản LEED của nước Úc. Cùng với nhận thức về sự biến đổi khí hậu toàn cầu, Việt Nam cũng đã có bộ tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh đầu tiên, đặt tên là Lotus – Bông sen. Bộ chuẩn này được ban hành bởi VGBC – Vietnam Green Building Council. Vì còn khá mới và chưa được phổ biến rộng rãi, bộ tiêu chuẩn này đang từng bước đi vào thực tiễn ứng dụng. Với tham vọng trở thành đầu tàu về công nghệ kỹ thuật của khu vực và thế giới, Singapore cũng đã rất nhanh nhạy trong việc đưa ra bộ tiêu chuẩn công trình xanh của riêng mình, tên là Green Mark, ban hành bởi BCA – Building and Construction Authority. Với bộ tiêu chuẩn này, Singapore hy vọng sẽ dẫn đầu trong việc phát triển các công trình xanh và chuẩn hoá các tiêu chí đánh giá dành riêng cho khu vực khí hậu nhiệt đới.6. Các tiêu chuẩn khác
- CASBEE – đây là tiêu chuẩn công trình xanh của Nhật
- Malaysia Green Building Index – của Malaysia
- LEED India – phiên bản LEED của Ấn Độ
- BREEAM Gulf, BREEAM Europe – phiên bản BREEAM của các nước vùng Vịnh và Châu Âu
- HQE – tiêu chuẩn công trình xanh của Pháp
- VACEE (Hội Môi trường Xây dựng VN)
- EDGE
- Green Mark
- Earthcheck
- Green Globe
- GB Tool
- BEE
- BEAT
- Eco Quantum
- KCL Eco
- …
Trái ngược hoàn toàn với lo ngại xây dựng công trình xanh rất tốn kém, thực tế, chi phí gia tăng cho việc xây dựng công trình xanh chỉ từ 1 – 5%, phụ thuộc vào mức độ chứng nhận công trình xanh mong muốn và chi phí đầu tư ban đầu. Dựa trên nghiên cứu về các dự án công trình xanh tại Việt Nam, chi phí gia tăng trung bình là 1,8 – 2%. Chi phí gia tăng này bao gồm chi phí cho việc thiết kế và nghiên cứu chuyên sâu, chi phí tư vấn chứng nhận công trình xanh và chi phí cho thiết bị, vật liệu phù hợp các yêu cầu của công trình xanh.
Hiện nay, các sản phẩm và dịch vụ công trình xanh đã trở nên khá phổ biến tại Việt Nam và khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhờ sự cải thiện và nâng cao nhận thức của thị trường địa phương. Các nỗ lực từ phía Chính phủ và các cơ quan nhà nước cũng đáng được ghi nhận bằng các hoạt động về tập huấn về Quy chuẩn quốc gia về công trình sử dụng năng lượng hiệu quả (QCVN 09:2013/BXD), hoặc các ưu đãi về hệ số sử dụng đất cho các công trình thân thiện với môi trường tại TP. HCM.