Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với sức ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu đã và đang có nhiều tác động đến hầu hết các ngành nghề kinh tế, đặc biệt là những lĩnh vực sử dụng nhiều lao động.
Việc ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất công nghiệp không chỉ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn giảm đáng kể chi phí giá vốn nhờ tiết giảm chi phí nhân công, đặc biệt trong bối cảnh giá nhân công đang ngày càng tăng cao ở cả những nước phát triển và đang phát triển. Châu Âu hiện đang là châu lục có chi phí nhân công cao nhất thế giới hiện nay: Đan Mạch: 43.5 Euro/giờ, Luxembourg: 40.6 Euro/giờ, Bỉ: 38 Euro/giờ, trung bình trên toàn liên minh châu Âu là 27.4 Euro/giờ. Ngay cả Trung Quốc – quốc gia được mệnh danh là công xưởng của thế giới, chi phí nhân công cũng tăng gấp 3 lần trong hơn 10 năm qua từ 1.2 lên 3.6 Euro/giờ (Theo Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat).
Lĩnh vực thi công xây dựng với đặc thù sử dụng nhiều lao động và giá nhân công cao bởi tính chất công việc nặng nhọc và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Chính vì vậy, việc tìm ra những vật liệu mới nhằm giảm chi phí nhân công, rút ngắn thời gian thi công, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình đang ngày càng trở nên cấp thiết hơn đối với các chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng. Những phát kiến mới được áp dụng vào cuộc sống rộng rãi hơn. Với hạng mục xây dựng: Việc sử dụng các dạng nhà lắp ráp với các tấm panel bê tông đúc sẵn hoặc sử dụng vật liệu thay thế được cải tiến và áp dụng rộng rãi. Đặc biệt ở hạng mục cơ điện, nơi thường tốn kém nhiều nhân công chất lượng cao, sự thay đổi diễn ra còn nhiều hơn, hàng loạt các công nghệ mới đã được ra đời.
Tuy nhiên, trong giới hạn bài viết tác giả xin được giới thiệu 1 dòng sản phẩm mới mang nhiều ưu thế đặc biệt để có thể vượt lên và trở thành công nghệ của tương lai, đó là: Ống cấp nước nối nhanh (Push-fitting). Chỉ với 3 thao tác: cắt ống – mài vát – nhấn ống vào phụ kiện, chúng ta đã có một mối nối hoàn chỉnh và an toàn tuyệt đối. Dẫn đầu thế giới về công nghệ này là tập đoàn KE KELIT Kunststoffwerk GmbH (Cộng hòa Áo) với sản phẩm ống đa lớp nối nhanh nhãn hiệu KELOX push-fitting – đã và đang được đánh giá rất cao tại Châu Âu và các nước phát triển. Vốn là một tập đoàn lớn nhất tại Châu âu trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các sản phẩm về cấp nước sinh hoạt, hệ thống lạnh, cấp khí và các giải pháp sưởi sàn, Ke Kelit đã trình làng hệ thống ống KELOX dạng cuộn lên đến 200m có thể uốn theo địa hình của mặt bằng giúp hạn chế mối nối và dễ dàng hơn rất nhiều khi lắp ráp, thi công.
Phần ống được cấu tạo bởi 3 lớp vật liệu chính: Lớp trong cùng là vật liệu PE-RT chất lượng cao chống đóng cặn, ở giữa là 1 lớp nhôm cho phép ống có thể chịu được lực uốn, lực kéo tốt hơn, và phía ngoài là lớp PE-RT được phủ 1 lớp sơn nano bảo vệ chống ăn mòn. Ngoài ra, tùy theo yêu cầu, lớp bảo ôn giúp ống có thể giữ nhiệt tốt hơn nếu như dùng cho hệ thống nước nóng hoặc hệ thống ống nước lạnh của điều hòa trung tâm. Thành phần của ống không những đáp ứng được hầu hết các tiêu chuẩn khắt khe nhất của vật liệu sử dụng cho nước uống, mà còn chịu được áp lực cao tại các công trình có quy mô lớn.
Tuy nhiên, linh hồn và là điểm độc đáo nhất của sản phẩm KELOX này lại là phần phụ kiện nối nhanh (push-fitting). Được nghiên cứu sau nhiều năm với các bằng sáng chế độc quyền, phụ kiện nối nhanh KELOX đang là phụ kiện thông minh nhất thế giới hiện nay, với thân phụ kiện bằng đồng thau mạ thiếc, hệ thống gioăng đặc biệt với vòng bảo vệ chỉ cho kết nối ống đã được mài vát cạnh theo một chiều, không thể tháo ra sau khi kết nối, ngoài cùng là lớp vỏ làm bằng nhựa cao cấp Polyamide trong suốt cho phép nhìn thấy rõ ràng phần ống bên trong mối nối.
Giờ đây, công việc thi công, lắp đặt hạng mục ống cấp nước chưa bao giờ dễ dàng hơn thế, không có sai số, không hề rò rỉ. Thời gian thi công có thể tiết kiệm tới gần 5 lần so với các vật liệu thông thường, giảm tới hơn 30% khớp nối. KELOX đã được sử dụng rộng rãi tại các nước châu Âu và hiện nay cũng đã bắt đầu có mặt tại Việt Nam, mang đến giải pháp mới, tối ưu hóa cả về kinh tế và kỹ thuật cho các công trình cao cấp tại Việt Nam.
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 09-2020)